Lại một mùa hè nữa đến với bao nhiêu niềm vui, háo hức. Nếu
bạn có dự định đi nghỉ mát cùng người thân, gia đình thì Nha Trang sẽ là một lựa
chọn tuyệt vời với vẻ đẹp còn nguyên sơ hòa quyện cùng biển xanh cát trắng nắng
vàng. Để khám phá Nha Trang này thì bạn có thể đặt tour
du lịch Nha Trang 1 ngày, tour
du lịch Nha Trang 2 ngày 1 đêm, tour
du lịch Nha Trang 3 ngày 2 đêm, tour
du lịch Nha Trang 4 ngày 3 đêm, tour
du lịch Nha Trang-Đà Lạt 5 ngày 4 đêm của Tour Biển Nha Trang Giá Rẻ -
Du Lịch Kỳ Việt. Nếu bạn không thích sự gò bó của tour thì có thể tham khảo
kinh nghiệm du lịch Nha Trang nhé. Trong bài viết này, tour Biển Nha Trang Giá
Rẻ xin giới thiệu tới các bạn “ Tháp bà Ponagar ở Nha Trang ”
Khu di tích Tháp Bà Ponagar, Nha Trang - Khánh Hoà là một
trong những quần thể kiến trúc thuộc nền văn hóa Chăm Pa có quy mô vào loại lớn
nhất còn lại ở miền Trung Việt Nam, được xây dựng từ khoảng thế kỉ thứ 8 đến thế
kỉ 13, thời kỳ đạo Hinđu (Ấn Độ giáo) đang cường thịnh tại vương quốc Chăm cổ.
Tháp bà Ponagar ở Nha Trang
Truyền Thuyết về Thác Bà Ponagar:
Theo truyền thuyết, ngày xưa tại núi Đại An (Đại Điển) có
hai vợ chồng tiều phu đến cất nhà và làm rẫy trồng dưa nơi triền núị Suốt một
thời gian dài, hễ trái dưa nào chín tới đều bị mất. Ông lão rình và một hôm bắt
gặp một cô bé khoảng 9-10 tuổi hái dưa rồi chơi dỡn dưới trăng. Thấy cô bé dễ
thương, ông bèn đem về nuôi và thương yêu như con ruột. Hôm đó, trời mưa to gió
lớn, cảnh vật tiêu điều buồn bã, cô bé lấy đá chất thành ba hòn dã sơn và hái
hoa lá cắm vào rồi đứng ngắm làm vuị
Cho rằng hành vi của con không hợp với khuê tắc, ông tiều lớn
tiếng rầy lạ Không ngờ cô bé là tiên giáng trần buồn nhớ cảnh bồng laị Đang buồn
lại chợt nhìn thấy một khúc kỳ nam theo nước trôi đến, thiều nữ bèn hiến thân
vào khúc kỳ nam cho sóng đưa đẩỵ Khúc kỳ nam trôi ra biển rồi tấp vào đất Trung
Hoa, hương toả ngào ngạt. Nhân dân địa phương lấy làm lạ kéo đến xem. Thấy gỗ tốt,
họ bèn xúm vào khiêng, nhưng người đông bao nhiêu cũng không khiêng nổị
Tháp bà Ponagar ở Nha Trang
Thái tử Bắc Hải nghe tin đồn bèn tìm đến xem hư thực và giơ
tay nhấc thử. Thật kỳ lạ khi khúc gỗ bỗng nghẹ như tờ giấy, chàng liền đem về
cung và nâng niu như báu vật. Một đêm, dưới ánh trăng mờ, thái tử thấy có bóng
người thấp thoáng nơi để khúc kỳ nam, nhưng lại gần xem thì tứ bề vắng vẻ, chỉ
phảng phất mùi hương từ khúc kỳ nam bay rạ Những đêm sau đó, thái tử vẫn tiếp tục
theo dõị.. Rồi một đêm, chàng thấy từ trong khúc kỳ nam bước ra một giai nhan
tuyệt sắc. Chàng vụt chạy đến, ôm choàng lấy giai nhân. Không biến kịp vào khúc
kỳ nam, giai nhân đành theo thái tử về cung và cho biết lai lịch cũng như danh
tính là Thiên Y Anạ Thái tử thấy nàng Ana xinh đẹp khác thường bèn tâu phụ
hoàng xin cưới làm vợ. Vợ chồng ăn ở với nhau rất tương đắc, sinh được hai con
- một trai một gái, dung mạo khôi ngô tuấn tú. Một hôm, nỗi nhớ quê hương thúc
giục, Thiên Y bồng hai con nhập vào kỳ nam trở về làng cũ.
Núi Đại An còn đó, nhưng vợ chồng ông tiều phu đã về cõi âm.
Thiên Y xây đắp mồ mả cho cha mẹ nuôi và sửa sang nhà của để phụng tự. Thấy
nhân dân địa phương còn lạc hậu, bà dạy cày cấy, kéo vải, dệt sợi và đặt ra các
lễ nghị.. Từ đó, ruộng nương luôn tươi tốt, đời sống nhân dân mỗi ngày một thêm
phong lưụ Đến một ngày, có con chim hạc từ trên mây bay xuống, Thiên Y cùng hai
con cưỡi hạc bay về trờị..
Kiến Trúc Tổng Thể Thác Bà Ponagar:
Tầng thấp: Ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà nay
không còn nữa. Từ đấy có những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa.
Tầng giữa: Nơi đây hiện chỉ còn hai dãy cột chính bằng gạch
hình bát giác, mỗi bên 5 cột có đường kính hơn 1 mét và cao hơn 3 mét. Ở hai
bên các dãy cột lớn có 12 cột nhỏ và thấp hơn, tất cả lại nằm trên một nền bằng
gạch cao hơn 1 mét. Dựa vào cấu trúc này người ta cho rằng đây vốn là một tòa
nhà rộng lớn có mái ngói, là nơi để khách hành hương nghỉ giải lao và sắm sửa lễ
vật trước khi lên dâng cúng ở các điện bên trên. Từ tầng giữa này, lại có một
dãy bậc thang bằng gạch dốc hơn dẫn lên tầng trên cùng.
Tháp bà Ponagar ở Nha Trang
Tầng trên cùng: Là nơi các tháp được xây dựng, ngay trước mặt
ngôi tháp chính. Những bậc thang này từ lâu đã không hề được sử dụng. Bậc thang
bằng đá ong thấy hiện nay ở phía nam tháp Bà rộng lớn hơn được xây vào thập
niên 1960 do nhu cầu du lịch Nha Trang gia tăng.
Ở tầng trên, có hai dãy tháp được bao quanh bởi bốn bức tường
đá mà nay chỉ còn lưu lại tường phía tây và nam mà thôi. Dãy tháp phía trước có
3 ngôi, và dãy phía sau vốn có dấu vết của 3 ngôi tháp khác, thế nhưng nay chỉ
còn 1, chúng chạy song song với nhau. Cả 4 tháp còn lại được xây dựng theo kiểu
tháp của người Chăm, gạch xây rất khít mạch, không nhìn thấy chất kết dính.
Lòng tháp rỗng tới đỉnh, cửa tháp quay về hướng đông. Mặt ngoài thân tháp có
nhiều gờ, trụ, đấu. Trên đỉnh các trụ, thường đặt gạch trang trí hoa văn hình
vòm tháp, trông như chiếc tháp nhỏ đặt lên một tháp lớn. Trên thân tháp còn có
nhiều tượng và phù điêu bằng đất nung, trong đó có hình Po Nagar, thần Tenexa,
các tiên nữ, các loài thú: nai, ngỗng vàng, sư tử...
Tháp thờ chính ở dãy trước khá lớn và cao khoảng 23 mét, là
tháp Po Nagar, mà ta hay gọi là tháp Bà. Nguyên thủy chính là tháp thờ thần
Parvati, vợ của Shiva. Tháp chính thờ thần Po Nagar (Umar), vợ của thần Siva.
Tháp Bà xây 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa, tượng thần và hình thú bằng đá, ở 4
góc có 4 tháp nhỏ. Bên trong là tượng nữ thần (cao 2,6 m) tạc bằng đá hoa cương
màu đen (trước đó là gỗ trầm hương, và xa hơn nữa là bằng vàng) ngồi trên bệ đá
uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề. Đây là một kiệt
tác về điêu khắc Chămpa, là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm
nổi. Người Pháp đã lấy mất đầu tượng, nay chỉ còn đầu tượng bằng xi măng vẽ mặt.
Rải rác quanh di tích còn có một số tượng người, tượng thú... Trên đỉnh tháp có
tượng thần Shiva cỡi ngưu thần Nandin, và các tượng linh vật như chim thiên
nga, dê, voi v.v. Mặt ngoài tường tháp lại được trang trí bởi những hình điêu
khắc vào đá như những vũ công, người chèo thuyền, xay gạo hay đi săn với cung
tên. Cửa chính ở phía đông dẫn vào một tiền sảnh, ở hai bên cửa có hai trụ đá
được khắc truyền ký, đỡ một phiến đá hình thuẫn có khắc hình nữ thần Durga đang
múa giữa hai nhạc công. Bên trong tháp tối và lạnh. Cuối tháp có một bệ thờ bằng
đá bên dưới tượng Bà Po Nagar với mười cánh tay. Hai bàn tay dưới đặt trên hai
đầu gối, các bàn tay khác thì cầm những vât dụng như đoản kiếm, mũi tên, chùy
và cây lao ở bên phải và chuông, đĩa, cung và tù và ở bên trái.
Thần Po Nagar hay theo cách gọi của người Việt là Thánh Mẫu
Thiên Y A Na
Các tháp khác thờ: thần Siva (một trong ba vị thần tối
cao của Ấn Độ giáo), thần Sanhaka, thần Ganeca (theo truyền thuyết là con trai
thần Siva). Bên cạnh tháp chính về phía nam khoảng 20 mét là một ngôi tháp khác
nhỏ và ít trang trí điêu khắc hơn, cao chừng 12 mét, có thể là tháp thờ thần
Shiva. Cách tháp này cũng về hướng nam là một tháp còn nhỏ hơn. Bên trong tháp
không có bệ thờ mà chỉ có một linga (thạch trụ), và đây là tháp thờ thần
Ganesa, thân người đầu voi, con của Shiva. Nhiều tác giả cho rằng linga là linh
tượng có hình thù dương vật tượng trưng cho Shiva, dựa theo sự diễn dịch của
phương Tây hơi thiên về tình dục. Thực ra, linga tiêu biểu là một trụ đá thấp
có ba phần khác nhau tượng trưng cho ba linh thể: phần dưới là hình vuông tượng
trưng cho Brahma, phần giữa hình bát giác tượng trưng cho Vishnu, và phần trên
cùng hình tròn tượng trưng cho Rudra (hay còn gọi là Shiva). Vì thế gọi là
"linh thạch trụ" thì thích hợp hơn.
Ở dãy tháp phía sau có một ngôi tháp, tương đối ít hư hại nhất
ở mạn bắc, với mái dài hình yên ngựa. Kiểu mái này chỉ thấy bắt đầu ở những
tháp vùng Đồ Bàn - Vijaya (Bình Định ngày nay) sau khi kinh đô được dời xuống từ
Mỹ Sơn, Trà Kiệu ở thế kỷ 11. Ở tường có những hình điêu khắc như thần điểu
Garuda, sư tử, các tiên nữ Apsara, rắn thần Naga. Chính dưới nền của tháp này
trong khi tu sửa đầu thế kỷ 20, thực dân Pháp đã khám phá và lấy mất một kho
tàng được cất dấu gồm những vật cúng dường bằng vàng và bạc.
Ngày nay 2 tháp khác ở phía tây nam là tây đã bị phá hủy. Sự
phân bố này làm cho người ta có sự so sánh thú vị với các tháp gạch ở Lolei, gần
Angkor Wat tại Campuchia, đã được xây dựng vào thế kỷ 8.
Nhóm tháp Chàm được xây dựng và tu bổ qua nhiều thời kỳ từ
thế kỷ 7 đến thế kỷ 12. Tháp Bà có thể do quốc vương Hoàn Vương Quốc là
Harivarman I xây dựng vào khoảng những năm 813-817. Trải qua mưa nắng của thời
gian, tháp bị hư hại. Thời Pháp thuộc, trường Viễn Đông Bác Cổ đã tổ chức tu sửa:
dùng gạch xây lại nhiều phần và đắp một số tượng lên thân tháp. Trong thời kỳ
chiến tranh, nhiều hiện vật bị mất cắp.
Đó cũng là những kinh nghiệm du lịch Nha Trang mà du lịch
Kỳ Việt tổng hợp. Nếu bạn có thắc mắc gì thì có thể liên hệ với chúng
tôi:
Điện thoại: (024) 32424670
Hotline: 0972578692
0 nhận xét:
Đăng nhận xét